• Dạy Học Lái Xe Ôtô B1 B2 C Nhanh - Học Phí Tiết Kiệm - Thủ Tục Đơn Giản - Học Là Đậu - Nhận Lịch Học Ngay Sau Khi Đăng Ký - Hotline: 0944 661 661

    Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội
    Trung Tâm Đào Tạo Và Sạch Hạch Lái Xe Đức Thịnh
    Thông báo Tuyển sinh khóa học lái xe các hạng B2 , C, B1 (số tự động)
    ( Liên tục nhận hồ sơ mở lớp 2 khóa /1 tháng )

    1. Hiện nay khi các học viên tìm hiểu để học và thi lấy bằng lái xe ô tô luôn phải đối mặt với rất nhiều băn khoăn và suy nghĩ, khi phải lựa chọn giữa ma trận rất nhiều các quảng cáo mà các trung tâm đưa ra. Không biết đâu là địa chỉ dạy học lái xe uy tín nhất

    2. Trung Tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đức Thịnh cam kết đào tạo với chi phí thấp nhất chất lượng tốt nhất , đào tạo đến khi lái xe thành thạo và cấp bằng, học phí trọn gói không phát sinh bất cứ chi phí nào.

    3. Học viên thực hành trên 2 loại xe đời mới là Toyota altis và Toyota vios ( học viên lưu ý một số nơi nhận hồ sơ đào tạo với giá rất rẻ đi đôi với đó là các bạn sẽ học thực hành trên những loại xe rất cũ xuống cấp khó thực hành, mất an toàn chưa kể trong khi học phát sinh rất nhiều chi phí).
    Học phí trọn gói các khóa của TTĐT Đức Thịnh

    - Hạng B2: 5.800.000
    ( với học viên đã biết lái chỉ còn 2.800.000)
    - Hạng B1 (Số AT): 7.000.000
    ( với học viên đã biết lái chỉ còn 3.200.000)
    - Hạng C: 8.000.000
    ( với học viên đã biết lái chỉ còn 4.900.000)
    +Chú ý: Học phí trên là trọn gói đến lúc thi sát hạch bao gồm : học phí, hồ sơ, phần mềm luật GT, lệ phí khám sức khỏe, giáo viên hướng dẫn , sân tập , xe thực hành , xăng dầu.
    Lưu ý : Học viên không mất thêm bất cứ khoản phí và phụ phí nào khác.




    Liên Hệ Hotline: 0934 335 519 – 0944 661 661
    Hồ sơ đăng kí học bao gồm : 1 chứng mình nhân dân phô tô và 6 ảnh 3x4

    NỘI DUNG ĐÀO TẠO CÁC KHÓA B1,B2,C

    +Nội dung đào tạo lý thuyết:

    Học lý thuyết song song quá trình học thực hành. Chủ yếu học về luật giao thông đường bộ, hệ thống biển báo, chỉ dẫn. Học cách làm quen với ô tô và các chi tiết trên xe, các thao tác cơ bản để vận hành ô tô. Học viên sẽ được các giảng viên dạy lái xe ô tô hướng dẫn thi sát hạch thử trên máy tính và cách cài đặt phần mềm luyện thi lái xe để có thể tự ôn luyện tại nhà trước khi thi lái xe ô tô.

    +Nội dung đào tạo thực hành:

    - Học viên thực hành trên xe vios và altis tại nhiều sân tập trên địa bàn hà nội như sân thanh trì – sân nam trung yên
    - Học viên nộp hồ sơ được đi học thực hành ngay, thời gian học và thi sát hạch là nhanh nhất.
    - Học viên học thực hành 1 người/ 1 xe / 1 giáo viên hướng dẫn
    - Học viên sẽ được chủ yếu tập lái xe trên đường giao thông công cộng
    - Học viên được linh động chủ động sắp xếp thời gian học, có thể học cả thứ 7 ,chủ nhật
    - Học viên có thể yêu cầu ghi danh đến tận nhà, tư vấn giải đáp miễn phí mọi thắc mắc

    Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

    Địa chỉ liên hệ dạy học lái xe ô tô B1B2C tốt nhất tại Hà Nội


    Hiện nay khi các học viên tìm hiểu để học và thi lấy bằng lái xe ô tô luôn phải đối mặt với rất nhiều băn khoăn và suy nghĩ, khi phải lựa chọn giữa ma trận rất nhiều các quảng cáo mà các trung tâm đưa ra. Không biết đâu là địa chỉ dạy học lái xe uy tín nhất?

    Là TT duy nhất tại Hà Nội giám Cam kết Học Là Đậu
    Thu học phí một lần duy nhất đào tạo Dạy học lái xe đến khi Thành thạo & Cấp bằng
    * Giới thiệu khóa học lái xe ô tô hạng B2 trọn gói chỉ với: 5.500.000 (liên tục nhận hồ sơ đào tạo).

    - Đối với học viên đã biết lái chỉ còn : 3.000.000

    - Hồ sơ đăng kí gồm 1 chứng mình nhân dân phô tô và 6 ảnh 3x4

    - Học phí trọn gói đến lúc thi sát hạch bao gồm : học phí , hồ sơ,phần mềm luật GT , lệ phí khám sức khỏe, giáo viên hướng dẫn , sân tập , xe thực hành , xăng dầu.

    * Cam kết đào tạo:

    - Học viên có thể qua sân tập số 9 nam Trung Yên, Cầu Giấy. (cạnh siêu thị BigC) để học lái thử và đăng kí học trực tiếp.

    - Phí trọn gói không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào như nước nôi, ăn nhậu , bồi dưỡng GV.(Học viên đi học không cần phải mang ví.)

    - Học viên nộp hồ sơ được đi học thực hành ngay, thời gian học và thi sát hạch là 3 tháng.

    - Thực hành trên xe tốt, giáo viên trẻ nhiệt tình đảm bảo sau khóa học học viên lái xe thành thạo và an toàn.

    - Học viên học thực hành 1 người/ 1 xe / 1 giáo viên hướng dẫn.

    - Học viên được linh động chủ động sắp xếp thời gian học, có thể học cả thứ 7 ,chủ nhật. - Học viên có thể yêu cầu ghi danh đến tận nhà, tư vấn giải đáp miễn phí mọi thắc mắc.
    Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội
    Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe và Sát Hạch Lái Xe Đức Thịnh

    Lý do tại sao nên chọn học lái xe ô tô tại TT chúng tôi?


    Là trung tâm duy nhất tại Hà Nội giám cam kết Học Là Đậu
    Thu học phí một lần duy nhất đào tạo dạy lái đến khi có bằng

    1. Học viên được trung tâm làm cam kết về quyền lợi trước khi học:

    Đảm bảo cho bạn khi học tại trung tâm luôn được cam kết về chất lượng và chương trình đào tạo. Tất cả các quyền lợi của học viên đều được ghi rõ và chi tiết trong bản cam kết của trung tâm.

    2. Có thể đóng và thu học phí làm nhiều đợt:

    Trung tâm linh động việc đóng học phí cho học viên, bạn có thể đóng làm 1 hoặc 2 lần tuy theo khả năng. Giúp các học viên chủ động về chi phí khi quyết định tham gia khóa học đào tạo lái xe.

    3. Thời gian học ngắn 3 tháng, đã học là có bằng:

    Theo quy định mới của sở thì thời gian học lái xe ô tô hạng B2 là 3 tháng. Chúng tôi là trung tâm duy nhất chỉ thu học phí duy nhất 1 lần, cam kết đào tạo học lái đến khi có bằng.

    4. Thời gian học linh động, cho phép học vào cuối tuần và nhất là không thu thêm học phí:

    Trung tâm không yêu cầu học viên phải theo một khung thời gian cố định. Bạn có thể chủ động sắp xếp lịch học vào cuối tuần hoặc những thời gian rảnh. Trung tâm đào tạo từ 7h đến 21h tất cả các ngày trong tuần không thu thêm chi phí.

    5. Bảo lưu kết quả học:

    Trung tâm cho phép bảo lưu lại kết quả học tập, nếu bận đi công tác hoặc có công việc giữa chừng. Bạn được phép bảo lưu lại kết quả, khi sắp xếp được thời gian đi học tiếp bạn chỉ cần hoàn thành các phần học còn thiếu.

    6. Nộp hồ sơ là đi học ngay:

    Trung tâm có số lượng học viên đăng ký rất đông vì vậy trung tâm khai giảng khóa mới hàng tháng. Bạn đăng ký là được đi học ngay, không phải chờ đủ học viên mới mở khóa học như nơi khác.

    7. Học phi thu trọn gói, cam kết không phát sinh thêm chi phí:

    Bạn dễ dàng tìm được thông tin về các khóa học lái xe chỉ có giá 3 - 4 triệu, nhưng thực tế đấy chỉ là mức giá đầu vào để câu học viên, khi nộp tiền học rồi học viên còn phải chi phí rất nhiều khoản khác, khiến cho chi phí cuối cùng tăng lên cả chục triệu. Trung tâm chúng tôi thu trọn gói một lần duy nhất, trong suốt quá trình từ lúc học đến lúc thi bạn không cần phải nộp thêm bất cứ chi phí nào khác.

    8. Xe thực hành là xe đời mới:

    Xe thực hành của trung tâm là xe đời mới gồm các dòng Vios, Gentra ..., giúp bạn được tập trên các xe đời mới tạo thuận lợi cho bạn trong quá trình thi sát hạch và lái xe ngoài thực tế sau này.

    9. Miễn phí tài liệu học tập:

    Khi nộp hồ sơ bạn được trung tâm phát tài liệu và phần mềm để có thể tự học lý thuyết tại nhà miễn phí 100%.

    10. Thủ tục đơn giản, thu hồ sơ tại nhà:

    Bạn chỉ cần nộp 8 ảnh 3x4 và CMTND phô tô. Các giấy tờ khác như hồ sơ, giấy khám sức khỏe....Trung tâm sẽ tự làm tất cả các giấy tờ liên quan còn lại.

    11. Thực hành 1 giảng viên/ 1 học viên/ 1 xe:

    Trung tâm đào tạo học viên theo phương pháp 1 kèm 1. Việc này sẽ giúp cho giáo viên hướng dẫn học viên các kỹ thuật được tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn là đạo tạo nhiều người 1 lúc.

    12. Sân tập tiêu chuẩn B2:

    Trung tâm có sân tập tiêu chuẩn hạng B2, học viên lái xe tại sân tập quy chuẩn sẽ thuận lợi trong quá trình thi sát hạch bằng lái sau này.

    13. Nhiều địa điểm tập xe:

    Để tạo thuận lợi tối đa cho học viên, trung tâm tổ chức đào tạo thực hành tại 9 sân trên địa bàn Hà Nội. Bạn gần khu vực nào thì đến khu vực sân tập đó để tập thực hành. Lý thuyết thì học tại các phòng trang bị chuẩn các phương tiện kỹ thuật giảng dạy.

    14. Học lý thuyết không giới hạn số buổi:

    Bạn có thể đến học vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, học đến khi bạn cảm thấy chắc lý thuyết thì thôi.

    15. Đổi giáo viên:

    Trung tâm cho phép học viên đổi giáo viên nếu học viên thấy giáo viên đó không nhiệt tình hoặc phong cách dạy không phù hợp.

    Học lái xe ô tô 4 7 chỗ có khó không?



    HỌC LÁI XE Ô TÔ KHÔNG KHÓ !

    Học lái xe ô tô có khó không là câu hỏi mà bất kỳ những ai muốn tự mình lái xe, nhưng chưa biết lái xe và muốn đi học lái xe. Đây là câu hỏi không dễ trả lời, vì đối với một người chưa biết đi xe đạp thì khó có thể tự học lái ô tô. Còn đối với một giảng viên dạy lái xe ô tô, nắm rõ từng bài học, từng đáp án, từng khúc cua trong bài thi thì câu trả lời lại là dễ. Tuy nhiên đối với đại đa số những người có một sức khỏe bình thường, thì việc học lái xe ô tô là không khó.

    Tất nhiên việc học bằng lái xe ô tô không thể nói là “dễ như ăn cháo”. Ít ai chưa học mà có thể tự tin nói rằng có thể thuộc hết 450 câu lý thuyết, bên trong là một mớ luật, thông tư, biển báo, hình vẽ. Chưa kể đến các câu hỏi, nhiều câu còn mang tính gài bẫy. Việc học lái xe ô tô không khó, nhưng không phải chuyện đơn giản và hơn nữa, đó là 1 việc hoàn toàn nghiêm túc. Học lái xe để ra đường tự tin lái xe, lái xe một cách an toàn cho mình và cho mọi người tham gia giao thông.

    Trước khi học lái xe ô tô, bạn nên nằm lòng một số lời khuyên từ những người đi trước. Vì việc học lái xe ảnh hưởng đến tay lái cũng như toàn bộ quá trình tham gia giao thông của bạn sau này. Bạn muốn lái xe an toàn, bạn muốn lái xe một cách suôn sẽ, muốn không bị cảnh sát giao thông “sờ gáy”, thì tốt nhất bạn nên học một cách bài bản và nghiêm túc. Sau đây là một số lời khuyên cho những tài xé tương lai:

    Học lái xe ô tô không khó, nhưng không dễ

    Hãy học một cách tập trung và bài bản nhất có thể, việc này các giảng viên của trung tâm dạy lái xe ô tô sẽ giúp bạn. Đừng vội ngồi lên ô tô và đạp ga. Hãy chọn một chiếc xe, tắt máy đi và tìm hiêu tất cả các tính năng, công dụng trên xe. Từ vô lăng, cần số, côn, ga … ngồi “vần” số cho nhuần nhuyễn, cứ thế vào số, lên số, về mo … sao cho không nhìn mà vẫn biết được là số mấy. Rồi sau đó mới từng bước từng bước, từ ghế phụ sang ghế chính. Việc có một người dạy lái xe là rất quan trọng, thầy sẽ giúp bạn học từ dễ đến khó và sẽ giúp bạn tránh được các sai lầm cơ bản khi mới bắt đầu.

    Học lái xe nên thoải mái tư tưởng và phải vui

    Bạn hãy quan niệm rằng, mỗi ngày đi học lái xe là một ngày vui. Mỗi ngày trôi qua ở bãi tập là mỗi ngày bạn gần hơn đến chiếc xe ô tô của mình. Để có giấy phép lái xe, bạn phải học qua một quá trình học chuyên nghiệp và bài bản. Và để có được một chất lượng buổi học tốt nhất, cái cần thiết với bạn là một tư tưởng thoải mái, vui vẻ để tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Để sau mỗi buổi học lái xe, bạn phải biết là mình tiến bộ được những gì.

    Đừng coi thường học lý thuyết

    Bài thi lý thuyết được coi là dễ hơn 10 bài thi sa hình, nhưng đó không phải là lý do bạn xao nhãng chúng. Học lái xe thực hành giúp bạn có kỹ năng lái xe, kỹ năng xử lý tình huống. Nhưng chính những bài thi lý thuyết sẽ giúp bạn tham gia giao thông một cách thoải mái và tự tin, hơn nữa nếu bạn không muốn đóng vào ngân khố quốc gia qua hình thức …nộp phạt với cảnh sát giao thông thì nên học luật một cách kỹ lưỡng.

    Giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học lái xe có khó không phải không nào, câu trả lời là học lái xe ô tô không khó. Nhưng cũng như toán lớp 1, học toán lớp 1 cũng không khó. Nhưng bạn không thể giỏi toán khi không biết về toán lớp 1. Chúc các bạn có những giờ học lái xe vui vẻ và lái xe an toàn.

    Học lái xe 7 16 chỗ cần bằng giấy phép lái xe gì?


    Lái xe 7 chỗ cần học loại giấy phép lái xe nào ở đâu tốt nhất ?

    Xe 7 chỗ, thường được dùng trong cơ quan, gia đình, là loại xe được nhà sản xuất thiết kế có sức chứa cho 7 chỗ ngồi kể cả tài xế. Là một loại xe thông dụng, đáp ứng nhu cầu chở người và cả chở hàng một cách tương đối. Xe 7 chỗ có nhiều lợi thể hơn so với xe 4 hoặc 5 chỗ và thường được các gia đình và cơ quan lựa chọn làm phương tiện đi lại chính. Một số xe phổ biến có thể kể đến Toyota Innova, Huyndai Santafe … và nhiều dòng xe phổ thông khác. Vậy để lái được xe ô tô 7 chỗ ngồi (SUV) cần có bằng lái xe ô tô nào.

    Về lý thuyết, xe 7 chỗ hay còn gọi là xe SUV được phân loại là xe dưới 9 chỗ ngồi. Do đó để có quyền điều khiển phương tiện này, người tham gia giao thông cần phải có bằng lái xe hạng B. Hạng B được phân loại thành B1 và B2. Trong đó B1 không kinh doanh vận tải và B2 có kinh doanh. Thông thường đa số học viên học lái xe ô tô đều chọn học bằng lái B2 và nhiều trung tâm đào tạo lái xe chỉ tổ chức học và thi sát hạch lái xe hạng B2.

    Vậy bằng lái xe hạng B lái được những loại xe gì, bằng lái xe hạng C lái được những loại xe gì?

    Cụ thể phân loại bằng lái xe và quyền điều khiển phương tiện đối với các loại giấy phép lái xe thông dụng là B và C như sau

        * Bằng lái xe hạng B: Điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 3500kg
        * Bằng lái xe hạng C: Quy định điều khiển hạng B và kinh doanh vận tải trên 3500kg

    Lái xe 16 chỗ cần học loại giấy phép lái xe nào ở đâu tốt nhất ?

    Đối với một số công việc tài xế chuyên nghiệp như lái xe khách từ 16 đến trên 50 chỗ ngồi. Người điều khiển xe ô tô cần một loại giấy phép lái xe chuyên dụng hơn. Yêu cầu của loại giấy phép lái xe này cũng cao hơn so với hạng B và hạng C. Câu trả lời để lái xe ô tô 16 chỗ cần học bằng lái xe hạng D. Hạng D và E là các loại giấy phép lái xe quy định quyền điều khiển chở xe ô tô khách lớn. Quy định quyền điều khiển cụ thể về bằng lái xe hạng D và E như sau:

        * Bằng lái xe hạng D: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng C và xe khách từ 10 – 30 chỗ ngồi
        * Bằng lái xe hạng E: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng D và xe khách trên 30 chỗ ngồi
        * Xem thêm: Bằng lái xe là gì, phân loại bằng lái xe

    Giấy phép lái xe hạng D và E yêu cầu kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn. Do đó người điều khiển phương tiện giao thông muốn có bằng lái xe hạng D hoặc E sẽ phải có bằng lái xe hạng B hoặc C, sau 3 năm, tài xế sẽ phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái để có thể có quyền lái các loại xe cao hơn theo luật giao thông đường bộ,. Chi tiết về nâng hạng bằng lái tham khảo tại đây: Nâng hạng bằng lái xe ô tô C, D, E 

    Nội dung 10 bài thi sát hạch lãi xe bằng B1 B2 C


    10 bài thi sa hình áp dụng cho cả học bằng lái xe B1, B2 và học bằng lái xe hạng C

    Bài 1. Xuất phát

    Yêu cầu của bài này là khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái (với ý nghĩa là xe chuẩn bị đi ra làn đường bên ngoài, hoà vào dòng xe trên đường). Có chỗ yêu cầu phải tắt xi-nhan đúng lúc, để xi-nhan bật lâu quá trừ 5 điểm. Có chỗ yêu cầu trước khi xuất phát về đưa số về 0, khi cho lệnh xuất phát mới vào số 1 để đi.Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.

    Khi có lệnh xuất phát, bạn vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát rồi thì tắt xi-nhan. Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Nhưng theo tôi, bạn không nên nhả hết mà cứ đỡ côn ở mức một nửa để xe đi chậm, chuẩn bị vào bài 2.

    .Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

    Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm. Các sân thi thường “giúp” học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch đỏ trên vỉa ba-toa hoặc ngay trên mặt đường. Vạch đỏ trên vỉa ba-toa để chỉ khi vai người lái xe đến ngang vạch đó thì phải dừng. Còn với vạch đỏ trên mặt đường thì phải nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ chừng hơn gang tay là dừng. Hoặc người lái cũng có thể lấy cột biển báo hiệu người đi bộ trồng bên phải đường để làm cột mốc dừng cho mình.

    Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Càng vào đến bài thi càng chậm, để khi bạn thấy đúng vị trí thì chỉ cần ấn nhẹ phanh là xe đã dừng ngay và dừng nhẹ nhàng (không giật nẩy lên).

    Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

    Bài 3. Dừng và khởi hành trên dốc lên

    Yêu cầu của bài dừng và khởi hành ngang dốc là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.

    Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.

    Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:

    - Cách 1: Là cách được cơ sở dạy lái xe ô tô đào tạo chính thống. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.

    - Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lái xe lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

    Bài 4. Đi xe qua hàng đinh

    Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm. Nếu chạm vào mép bên nào cũng là bị trừ 5 điểm.

    Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát vỉa ba-toa bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch đánh dấu màu đỏ để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.

    Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên vỉa ba-toa trước mặt. Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch đỏ, nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch ra hoặc chệch vào.

    Bài 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)

    Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm.

    Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái. Đi từ từ và trả lái, đến khi người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên phải thì lại đánh hết lái sang phải. Qua khỏi điểm vuông góc thứ hai, nhớ trả lái cho xe thẳng.

    Bài 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

    Yêu cầu của bài này giống bài 5.

    Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu “Tiến bám lưng, lùi bám bụng”, có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

    Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)

    Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuồng. Không được để xe chèn lên vỉa ba-toa, nếu không sẽ bị loại.

    Khi bắt đầu rẽ vào khu vực chuồng, bám sát lề đường bên trái. Đi chậm. Khi người đi ngang qua cửa chuồng thì đánh hết lái về bên phải. Khi thấy xe ở khoảng 45 độ so với đường ngang cửa chuồng thì dừng xe, trả lái cho bánh xe thẳng. Vào số lùi.

    Nhiều người sợ bài này vì không biết lúc nào nên đánh lái sang trái để xe vào đúng cửa chuồng. Do vậy, bạn phải chỉnh gương sao cho nhìn được chỗ bánh sau bên trái xe tiếp xúc với mặt đất. Lùi thẳng xe cho đến khi thấy chỗ bánh sau này cắt ngang đường vạch trắng bên trong chuồng kéo dài ra thì đánh hết lái sang trái, nhiều khả năng xe sẽ vào đúng cửa chuồng.

    Còn nếu không, ngay từ khi xe bắt đầu lùi, bạn đã đánh lái sang trái một chút. Khi xe lùi một đoạn, vào gần cửa chuồng hơn thì nhìn qua gương, bạn có thể hình dung vị trí tương đối của xe so với cửa chuồng, từ đó quyết định lùi thẳng tiếp, đánh thêm lái sang trái hoặc sang phải.

    Khi xe đã vào đến cửa chuồng và thân xe song song với hai bên chuồng, trả lái sang phải cho bánh xe thẳng. Nếu chưa quen, trước khi trả lái, bạn dừng hẳn xe lại rồi mới xoay tay lái (gọi là đánh lái chết). Lùi từ từ thẳng vào chuồng cho đến khi nghe hiệu lệnh “Đã kiểm tra” thì dừng lại. Về số 1 và tiến ra khỏi chuồng.

    Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.

    Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa chuồng, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa chuồng, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào chuồng. Thà bị trừ điểm do chèn vạch hoặc thực hiện bài thi lâu quá 2 phút còn hơn là bị loại do chèn lên vỉa ba-toa!

    Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

    Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

    Bài 9. Thay đổi số trên đường thẳng

    Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).

    Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển “Tăng số, tăng tốc”, bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.

    Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

    Bài 10. Kết thúc

    Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).


    Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.

    Ngoài 10 bài thi sa hình trên, còn có 2 bài thi phụ. Gọi là phụ, nhưng bạn cũng có thể mất điểm ở những bài này không khác bài chính.

    Một số điểm cần lưu ý: Thuộc hình và thuộc cách chạy trong từng hình.

    1. Kỹ thuật tốt (phối hợp nhịp nhàng chân côn và ga).

    2. Tâm lý ổn định không được run.

    3. Luôn luôn chạy ở số 1 và chạy chậm 10km/h, bác nào mà cài số 2 chạy 1 hồi quên mất là sẽ gặp rất nhiều sự cố.

    4. Khi chạy tập trung vào từng hình ví dụ đến bài “dừng khởi hành xe ngang dốc” thì quên các hình kia đi tập trung và mỗi hình này thội

    5. Không bao giờ được đi gần thằng đi trước mình (hạn chế tầm nhìn, không căn được đường, khi vào hình sẽ bị tính thời gian, nếu đi sát quá thì thằng trước mà đè vạch thì mình cũng bị dính theo)

    6. Khi ở vạch xuất phát có quá nhiều xe chờ đi thì rất dễ xảy ra trường hợp loạn chip, xe của mình đang ở chỗ vòng cua để vào vạch xuất phát thì đã báo là bài thi bắt đầu rùi, lúc lên được vạch xuất phát thì đã bị chậm —->trượt luôn)

    7. Đoạn tình huống dừng xe khẩn cấp, phải chủ động đi chậm, để sẵn chân sang phanh, đi bằng côn thui, có còi báo động thì dừng lại ấn phím đèn khẩn cấp, khi nghe tiếng Boonggggg thì mới tắt nhan và bắt đầu đi.

    Một số hình dễ rớt :

    1.”Dừng khởi hành xe ngang dốc” – với hình này tâm lý bác nào cứng ăn trọn số điểm, sợ thì mất 5 điểm, khi chạy hình này áp dụng kỹ thuật vê côn (buông côn 3/4 , đi ga to hơn) làm cho xe bò chậm lên dốc có như vậy mới canh vạch bánh sau được, bác nào nhấn ga chạy cái ào lên là tiêu.

    2. “Ghép xe vào nơi đỗ” – hình này các bác nào de chưa quen khi nhìn gương hậu thấy có khả năng cán vạch thì cứ bình tĩnh cài số 1 tiến lên xào 1 nhát vào tốt. khi vào hình này các bác chú ý là các xe số móc (lanos…) để cài số de cho đúng. nếu bác nào đi thi de mà lỡ cán vạch thì lập tức nhanh chóng cài số 1 chạy ra sau đó mới de lại tuyệt đối không được đánh lái làm thế nó sẽ trừ tiếp điểm.

    3. “Qua vệt bánh xe” – hình này tiêu chí thà cán vạch chứ không chạy lọt ra ngoài mà thật sự hình này khó mà lọt ra ngoài thế mà vẫn có bác chạy lọt

    Kỹ năng ôn tập 450 câu lý thuyết luật giao thông đường bộ


    Kể từ ngày 01/07/2013, nội dung thi sát hạch cấp phép giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chuyển sang dùng bộ 450 câu hỏi và đáp luật giao thông đường bộ thay vì 405 câu như trước kia.


    Cụ thể: đề thi lý thuyết sát hạch cấp giấy phép lái xe ôtô hạng B2, C, D, E và các hạng F gồm 30 câu, trong đó bao gồm 9 câu về khái niệm và quy tắc giao thông; 1 câu về nghiệp vụ vận tải; 1 câu về văn hóa và đạo đức người lái xe, 1 câu về kỹ thuật lái xe và cấu tạo sửa chữa xe ôtô cơ bản, 9 câu về hệ thống biển báo, 9 câu về giải các thế sa hình.

    Thời gian làm bài: 15 phút. Thí sinh đạt yêu cầu nếu trả lời đúng từ 26 câu (28 câu đối với hạng C) trở lên trong tổng số 30 câu hỏi.

    Dưới đây là app phần mềm ôn tập lý thuyết 450 câu luật giao thông đường bộ . Các bạn click vào link dưới để cài đặt cho cả mobile chạy adroid và máy tính đều được

    Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

    Học lái xe ô tô bằng B2 ở Hà Nội tốt nhất ở đâu?


    KHÓA HỌC LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT TẠI HÀ NỘI - CAM KẾT THU HỌC PHÍ DUY NHẤT MỘT LẦN ĐÀO TẠO DẠY HỌC THI ĐẾN ĐẬU

    Học lái xe ô tô bằng B2 đang ngày càng trở nên phổ biến, bằng lái xe hạng B là loại giấy phép lái xe phổ biến nhất với các tài xế vì tính tiện lợi, có thể lái được hầu hết các loại xe chở người thông dụng và xe tải loại nhỏ. Và việc học lái xe để có giấy phép lái xe loại này cũng không tốn quá nhiều thời gian. Thời gian học lái xe và thi sát hạch bằng lái chỉ mất khoảng 3 tháng.

    Là trung tâm đào tạo lái xe ô tô ở Hà Nội. Chúng tôi không ngừng nỗ lực nhằm cung cấp cho học viên những khóa học tốt nhất về chất lượng và phù hợp nhất về chi phí. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dạy học lái xe ô tô. Trung tâm đang khẳng định mình là điểm đến tốt nhất cho học viên học lái xe B2 trên khắp Hà Nội. Học viên sẽ tìm thấy những điểm sáng trong chất lượng học lái xe, khi mà các trung tâm đào tạo lái xe ngày càng nhiều và tổ chức một cách bát nháo, gây hoang mang cho học viên.


    Quy trình học lái xe ô tô hạng B2 như thế nào?

    Học viên trải qua các bước học và thi như sau để có thể trở thành tài xế lái xe hạng B2

    Chuẩn bị hồ sơ học bằng lái xe ô tô hạng B2

    Đây là khâu đơn giản nhất, học viên chỉ cần chuẩn bị ảnh và CMND photo để có thể nhập học. Và có thể bắt tay vào học ngay sau khi nộp hồ sơ. Ngoài ra còn có giấy khám sức khỏe, học viên có thể liên hệ trung tâm để được tư vấn hoàn tất (miễn phí).

    * Học lý thuyết và thực hành lái xe hạng B2

    Đây là thời gian quan trọng nhất khi học lái xe ô tô. Học lái xe lý thuyết tương đối đơn giản, học viên học lý thuyết trên lớp với các hệ thống biển báo, đèn xe, vạch kẻ đường và luật giao thông đường bộ. Sau đó được thực hành trên máy tính và hướng dẫn cài đặt phần mềm ôn thi sát hạch (phần mềm 450 câu trắc nghiệm).

    Đối với học thực hành, học viên sẽ trực tiếp được các giảng viên dạy lái xe kèm với 1 thầy/ 1 học viên từ các bước cơ bản nhất. Từ vào số, gạt số, đạp phanh côn. Cho đến hoàn thiện 10 bài thi sa hình với các mức độ từ dễ đến khó. Sau khi trải qua quá trình này, học viên sẽ được hướng dẫn thực hành thi thử trên xe chip (xe chấm điểm tự động).

    * Thi sát hạch lái xe ô tô tại Sở giao thông

    Sau 3 tháng học lái xe, hồ sơ được trung tâm đào tạo lái xe gửi lên từ trước sẽ được Sở giao thông xếp lịch thi sát hạch cho học viên. Sẽ có tổng cộng là 3 phần thi để Sở giao thông chấm điểm và cấp bằng lái xe B2.

        1. Thi lý thuyết trên máy tính
        2. Thi thực hành 10 bài thi sa hình trên sân
        3. Thi lái xe đường trường


    Quy Trình Học Lái Xe Ô Tô Bằng B2 Tại Trung Tâm

    * Học lý thuyết: Học viên sẽ được học lái xe với giáo trình chuẩn của Bộ giao thông và chọn lọc bởi các giảng viên kinh nghiệm. Lớp học đạt tiêu chuẩn, hệ thông máy móc, có máy lạnh, đồ uống nhẹ.

    * Học thực hành: Xe được trung tâm áp dụng học thực hành là xe mới. Mang lại sự tiện nghi tốt nhất cho học viên. (Đa số các trung tâm trên Hà Nội sử dụng xe Lanos, Daewoo khá cũ và khó sử dụng)

    Học phí các khóa học lái xe ô tô hạng B2

    Trung tâm đưa ra nhiều mức học phí phù hợp với nhu cầu học lái xe B2 của học viên. Học viên có nhu cầu chỉ nộp hồ sơ và thi nếu đã biết lái, hoặc học cơ bản từ đầu nếu chưa bao giờ cầm vào vô lăng.

    Thời gian học lái xe ô tô tại trung tâm như thế nào

    Bạn băn khoăn vì việc học lái xe ô tô mất quá nhiều thời gian và có thể trùng với giờ làm việc? Học lái xe B2 tại trung tâm SBV, giờ học là hoàn toàn linh hoạt. Bạn hoàn toàn được chọn thời gian phù hợp với mình, vào thời gian rảnh rỗi kể cả thứ 7, chủ nhật.

        * Học lái xe buổi sáng từ 7:00 đến 11:30
        * Học lái xe buổi chiều từ 13:30 đến 21:00
        * Học lái xe buổi tối trung tâm có thể sắp xếp với giảng viên dạy lái xe.
        * Học lái xe vào thứ 7, chủ nhật chi phí như mọi ngày.

    Cam kết về chất lượng học lái xe ô tô B2 tại trung tâm

    1. Học phí học lái xe ô tô đưa ra là học phí đã trọn gói 100% và không phát sinh bất cứ chi phí nào trong quá trình học.

    2. Thời gian học lái xe  đến lúc thi sát hạch là 3 tháng, các lớp học của trung tâm được khai giảng liên tục nên không bao giơ có hiện tượng dồn hồ sơ, làm mất thời gian của học viên.

    3. Xe sử dụng học thực hành là xe mới.

    4. Trung tâm không nhận học viên học lái xe thông qua môi giới và các trung tâm khác gửi về, gây thêm chi phí ảo cho học viên.

    5. Không có hiện tượng giảng viên “vòi tiền”, kể cả tiền xăng xe.


    Trung tâm luôn có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi về học phí. Liên hệ với trung tâm để được tư vấn miễn phí 24/24 về thủ tục nhập học cũng như bất cứ câu hỏi nào liên quan đến khóa học lái xe ô tô hạng B2. Nhân viên tư vấn của trung tâm luôn sẵn sàng.

    8 nguyên tắc vàng cần biết trước khi học lái xe


    Học lái xe ô tô là để lái xe ô tô một cách thành thạo, an toàn trên đường, cũng như nắm rõ các biển báo, biển hiệu và các quy tắc khi tham gia giao thông. Tuy nhiên việc nắm được những kiến thức cơ bản về chiếc xe bốn bánh và việc lái xe ô tô khác với xe máy, xe đạp như thế nào cũng là điều hết sức cần thiết.

    Không bao giờ uống rượu bia khi lái xe ô tô


    Có lẽ trong quá trình học và suốt quá trình lái xe của bạn, đây sẽ là điều được nhắc tới khá nhiều. Rượu bia làm cho đầu óc chúng ta không tỉnh táo, ngược lại sự hưng phấn khi lái xe ô tô lại có nhiều khả năng gây ra thảm họa cho người khác và cho chính bạn. Cũng như việc thắt dây an toàn, đây là điều tất cả chúng ta nên khắc sâu trong đầu trước khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Đừng bao giờ phớt lờ hay coi nhẹ điều này, ngay cả với một người lái xe kỳ cựu lâu năm.

    Luôn luôn thắt dây an toàn


    Nếu bạn không muốn bị công an giao thông “hỏi thăm” thì nên đeo dây an toàn ngay khi lên xe. Và lý do quan trọng hơn nhiều đó là sự an toàn của bạn, đeo dây an toàn giảm tỷ lệ thương tích trường hợp không may xảy ra va chạm, nhất là với người ngồi trước. Cũng đừng quên nhắc nhở người ngồi kế bên mình đeo dây an toàn, đặc biệt là trẻ em.

    Không đi cùng quá nhiều người trên xe

    Có quá nhiều người trên xe khiến tài xế mất tập trung khi lái xe ô tô. Đặc biệt khi xe quá nặng, độ bám mặt đường của hệ thống phanh sẽ giảm đi khiến cho việc điều khiển tốc độ gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ chờ tối đa số người với số ghế của xe, và chở càng ít đồ càng tốt.

    Hạn chế tối đa lái xe trong đêm


    Lái xe trong đêm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với tất cả, từ những tay lái mới đến những tay lái giàu kinh ngheiẹm. Theo thống kê thì tỷ lệ tai nạn cao nhất vào khoảng 9 tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tầm quan sát bị giảm đi đáng kể và tâm lý “đêm thì thoáng” khiến cho tài xế chủ quan. Nên sắp xếp thời gian hợp lý, tránh phải lái xe ô tô vào ban đêm.

    Trước khi lái chuẩn bị kỹ


    Khi học lái xe, dù bạn có là tay lái giỏi, làm quen nhanh, thì cũng nên học trên 50 giờ lái thực hành theo các chuyên gia. Học trong sân tập trước, sau đó học lái xe đường gập ghềnh, và cuối cùng thì lái xe ô tô trong đường phố. Trước khi lái xe ô tô cũng cần kiểm tra kỹ gương, số, ga, dây an toàn …. một cách kỹ lưỡng.

    Nên chọn xe số tự động


    Đó là lời khuyên của các chuyên gia khi bạn đã học lái xe thành thạo. Đối với một tay lái mới thì việc này là hết sức quan trọng. Nếu đi xe số sàn, chỉ cần tập trung vào vô-lăng, nhìn bảng điều khiển hoặc thậm chí nói chuyện với người bên cạnh cũng khiến họ quên không đổi số cho phù hợp với tốc độ lái xe ô tô.

    Tuy nhiên học lái xe ô tô cũng cần thành thạo cả hai loại là số sàn và số tự động, sau khi đã thành thạo cả hai loại thì chọn cho mình một loại xe để lái thường xuyên là xe số tự động.

    Chọn loại xe phù hợp

    Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với xe ô tô không nên chọn loại cỡ lớn như thể thao đa dụng SUV. Vị trí ngồi cao, tầm nhìn rộng có thể khiến tài xế không quen với việc định hướng cũng như điều khiển tay lái. Ngoài ra để xử lý tốt khi đi ở tốc độ cao với các loại xe SUV cũng cần một thời gian lái khá dài và sức khỏe tốt. Cũng không nên chọn loại xe quá nhỏ vì loại xe nhỏ không mui được cho là không an toàn hơn.

    Xe thể thao số sàn cũng nằm trong danh sách không nên sử dụng đối với những tay mơ. Việc điều khiển 6-7 số sàn trong thành phố không phải là chuyện đơn giản, và với phân khối lớn, những newbie có thể gây rủi ro cho người đi đường khi lái xe ô tô loại này.

    Khi học lái xe ô tô là nên chọn loại xe cỡ vừa như Yaris, Vios, Altis … Và luôn luôn đặt sự an toàn lên trên hết, vì khi đặt tay vào vô lăng, là bạn có thể quyết định sự an toàn của mình và người tham gia giao thông. Chúc các bạn lái xe ô tô an toàn.